Từ trái qua phải | ||
Đào Đức Dũng, Huỳnh Minh Triết, Nguyễn Thành Lập (Bến Tre) - Trần Minh Đức (Phan thiết), Vương Văn Hào (Sông Bé), Lê Minh Chung (Long an), Phan Văn Hoàng (Bến Tre)
|
Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010
Văn nghệ
Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Sư phụ và học trò
THÁNG 9/NĂM 2009.
Từ trái qua phải: - Vũ Văn Dũng (Ban QL RPH Đồng nai) - Một anh lãnh đạo CCKL Bến tre - Huỳnh Minh Triết - Nguyễn Thành Lập (đứng- PGĐ LT Bình Đại) - Thái hữu Cam (GĐ BQL Rừng PH Bù đăng) - ĐẠI SƯ PHỤ TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN)
Gặp gỡ 2007
Tập thể Lâm 4 đi chơi ở Nha trang 2007 Người mập áo thun sọc ngang là anh Tiến, chồng Tân Mai, ở Mỹ về chơi. Và chơi tới bến, rất ham vui |
Bằng hữu
Hàng ngồi: Tâm CB4, Trí (L4), Kim Thoa (KT4), Thu Ba CB5 và con gái nhỏ. Hàng đứng: Thái Hữu Cam l4, Triết L4, Hồng Cẩm L4, Trần Minh Đức L4
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010
Tâm tình của Bạn
Tháng 9 năm 2009 tôi có dịp trở lại Trảng Bom. Tất cả đều đổi khác quá nhiều so với khi tôi còn học ở ngôi trường Cao đẳng lâm nghiệp. Gần ba mươi năm trôi qua rồi còn gì.
Tôi đi và nghĩ lan man một mình. “Không còn ai quen và cũng không ai biết mình là ai”.
Thị trấn Trảng Bom chỉ còn duy nhất một nơi tôi nhận ra là Trại nghiên cứu cây lâm nghiệp miền Đông Nam bộ. Nhưng khác với những công trình xung quanh là ngày một phát triển hơn, thì khu vườn rừng này lại có vẻ hoang phế hơn xưa.
Tôi đi vào trường cũ. Không, phải nói nơi ngày xưa là trường cũ, vì trường đâu còn nữa. Không còn lại gì cả. Tôi đi qua những con đường, vườn cây, nhà cửa … Không còn nhận ra được gì cả. Chỉ biết nơi đây ngày xưa là trường cũ, mà không thể định hướng được chỗ mình đang đứng ngày xưa là nơi nào (nhà ăn, khu tập thể học sinh, hay hội trường để học…?).
Mãi đến khi định về, tạt vào một nhà thăm hỏi vu vơ, nhận ra đó là nhà trẻ của trường ngày xưa (giờ đã trở thành nhà ở của người ta). Gian nhà cấp 4 đó là vật duy nhất còn sót lại của trường Cao đẳng lâm nghiệp.
Buổi tối tôi nhắn tin cho một người bạn “đang ở Trảng bom. Tự dưng nhớ quá cái thời còn đi học”. “nhớ gì?”. “Nhớ đủ thứ…”.
Có lẽ Trường là ngôi trường nghèo nhất nước. Những mái nhà tranh. Mà có một năm nhà cứ bị cháy, lâu lâu là nghe có tiếng la rộn lên khắp trường “cháy nhà rồi”. Nước thì xài nước giếng; những cái giếng sâu hun hút mà lần đầu tiên nhìn xuống tôi hoa cả mắt. Mùa khô thiếu nước, giếng cạn tới đáy, vất vả lắm mới múc được một xô nước lẫn cát ngầu đục. Những căn phòng ký túc xá, những chiếc giường tầng kê san sát nhau. Mỗi ngày ba bữa cơm tập thể kham khổ. Tối tối rủ nhau mang đèn lên hội trường học bài (mà cũng có thể là tán dóc cùng nhau). Cuộc sống và sinh hoạt chỉ ở mức đơn giản nhất. Nhưng thật sự mà nói, nhờ được Nhà nước bao cấp như thế mà ngày đó chúng tôi mới có thể học được. Chứ nếu gia đình phải nuôi như mình cho con đi học như bây giờ thì chắc ít ai đi học được (thời đó kinh tế chung còn nghèo quá).
Những năm tháng đó giờ đã trở thành những hồi ức, không hẵn là hồi ức đẹp, nhưng là những tình cảm cứ lưu luyến trong lòng.
Ừ, thì nhớ đủ thứ.
Sinh viên từ tứ xứ tụ họp về. Trước đó mỗi đứa một nơi. Từ Đà Nẵng, Phú Yên… đến tận miền Tây Nam Bộ. Chẳng biết, chẳng quen. Thế rồi họp lại thành lớp học. Ở chung, ăn chung, học chung, chơi chung … thế là thành bạn bè. Những kỷ niệm, không phải là lớn lao, sâu sắc gì. Vậy mà bây giờ, khi mái đầu đã hai màu tóc rồi, vẫn cứ nhớ, lắm lúc lại thấy thương.
Ừ thì thật vu vơ …Như là …
Bình ở Phú yên cứ bị gọi là Bình Bơ vì phát âm “ê” thành “ơ”. Cứ bị nhại khi đọc công thức vật lý “bơ vơ bằng e rờ tơ” (PV = RT). Vũ Công Tâm có biệt danh là Tâm Classic. Lúc đầu bọn con gái cứ tưởng Tâm giỏi chơi đàn (phục lắm), sau mới biết anh bị bệnh ngứa, tay cứ gãi suốt, không biết ai đã liên tưởng và đặt cho biệt danh như thế. Đào Đức Dũng, mỗi lần nhìn Dũng hát tôi và Cẩm cứ cười mãi, sao nét mặt anh lúc hát lại đầy vẻ khổ sở đến buồn cười….
Xuân Mai siêng nămg nhất trong bốn cô nữ của lớp lâm 4. Cứ tới mùa thi là học ngày học đêm. Nhớ nhất môn cây rừng. Mai đặt tên các loại cây có liên quan thành những câu thơ cho dễ nhớ và cứ lẩm nhẩm suốt ngày (hồi đó bọn tôi cứ chọc Mai tụng kinh). Giờ tôi còn nhớ mỗi một câu có mấy loại cây “ … sung, đa, si, chai, sui…”.
Hồi đó cứ thích đi thực tập. Những nơi đã đi qua. Nơi nào cũng có một chút gì để nhớ. Trạm trồng rừng Tân Phong có chị Chín thật tình cảm, dễ mến. Ở Trảng táo thì hay ra nhà của Dì bán bánh tét (dì ghiền cà phê, ra đó uống ké cà phê giảo, sau khi dì đã pha nước đầu thì bọn tôi chế nước sôi vào uống nước sau. Hồi đó cà phê là thứ xa xỉ, uống cà phê giảo vẫn ngon lắm so với nước phèn đun sôi). Đi Tân phú thì nhớ thầy Sơn dạy môn Trồng rừng. Thầy bảo phía con trai phải chặt cây lá làm riêng ngay cho bên nữ cái nhà tắm. Thật cảm động, đi những nơi khác, với các thầy cô khác, chưa ai quan tâm cho chúng tôi những điều như thế. Cũng ở đây cười mãi chuyện Xuân Mai và Xuân Ái đi lạc (anh chị tối rủ nhau tới nhà dân chơi, khi về bị lạc, thật ra đã về đến bên rồi nhưng trời tối không định hướng được; Mai la làng vang trời, tụi tôi trong nhà nghe ra dắt vào, được bữa cười…). Hồi đi Cà mau thì tổ tôi bắt được con Giang sen, phải tội nó già quá, thịt dai nhách, cứ cắn rứt mãi mới thanh toán được món thịt Giang sen. Cũng ở đây anh Diệm bị ong đánh, nghe kể cứ chổng mông mà khóc….
Rồi ra trường. Rồi tản mác mỗi đứa một phương trời. Vật lộn, bươn chải, lo toan cho cuộc sống riêng. Thật lâu, không gặp lại nhau. Hút cái gần hai mươi năm trời. Chợt một năm điện thoại rủ nhau họp lớp. Gặp lại. Khác mà không khác. Khác là đã già hơn xưa, nhưng không khác là không hề lạ nhau. Bạn bè vẫn như xưa. Cái bọn lứa tuổi bốn mươi ngồi với nhau mà cứ như cái thời hai mươi tuổi, cũng nói với nhau như xưa, cũng những câu chuyện như xưa. Và mấy ông con trai hát, hát mãi trong đêm đã về khuya. Tôi nghe mà thấy cảm động. Không phải vì bạn hát hay, mà vì tiếng hát có cái gì ấm áp tình bè bạn quá. Một tên phát biểu: bữa nay hát thoải mái; ở nhà lâu lâu nổi hứng hát bị vợ con cười quá trời, chẳng ai hưởng ứng như với tụi mầy…. (thì ra bạn bè cũng là một góc yên ủi bên ngoài gia đình).
………
Cứ nhắc nhớ mãi thì lan man không bao giờ dứt.
Bạn bè tôi ơi, một thời đã qua rồi, hãy cùng nhau nhắc lại cho vui những tháng ngày tóc đã pha màu
Nguyễn T. Trí
Tôi đi và nghĩ lan man một mình. “Không còn ai quen và cũng không ai biết mình là ai”.
Thị trấn Trảng Bom chỉ còn duy nhất một nơi tôi nhận ra là Trại nghiên cứu cây lâm nghiệp miền Đông Nam bộ. Nhưng khác với những công trình xung quanh là ngày một phát triển hơn, thì khu vườn rừng này lại có vẻ hoang phế hơn xưa.
Tôi đi vào trường cũ. Không, phải nói nơi ngày xưa là trường cũ, vì trường đâu còn nữa. Không còn lại gì cả. Tôi đi qua những con đường, vườn cây, nhà cửa … Không còn nhận ra được gì cả. Chỉ biết nơi đây ngày xưa là trường cũ, mà không thể định hướng được chỗ mình đang đứng ngày xưa là nơi nào (nhà ăn, khu tập thể học sinh, hay hội trường để học…?).
Mãi đến khi định về, tạt vào một nhà thăm hỏi vu vơ, nhận ra đó là nhà trẻ của trường ngày xưa (giờ đã trở thành nhà ở của người ta). Gian nhà cấp 4 đó là vật duy nhất còn sót lại của trường Cao đẳng lâm nghiệp.
Buổi tối tôi nhắn tin cho một người bạn “đang ở Trảng bom. Tự dưng nhớ quá cái thời còn đi học”. “nhớ gì?”. “Nhớ đủ thứ…”.
Có lẽ Trường là ngôi trường nghèo nhất nước. Những mái nhà tranh. Mà có một năm nhà cứ bị cháy, lâu lâu là nghe có tiếng la rộn lên khắp trường “cháy nhà rồi”. Nước thì xài nước giếng; những cái giếng sâu hun hút mà lần đầu tiên nhìn xuống tôi hoa cả mắt. Mùa khô thiếu nước, giếng cạn tới đáy, vất vả lắm mới múc được một xô nước lẫn cát ngầu đục. Những căn phòng ký túc xá, những chiếc giường tầng kê san sát nhau. Mỗi ngày ba bữa cơm tập thể kham khổ. Tối tối rủ nhau mang đèn lên hội trường học bài (mà cũng có thể là tán dóc cùng nhau). Cuộc sống và sinh hoạt chỉ ở mức đơn giản nhất. Nhưng thật sự mà nói, nhờ được Nhà nước bao cấp như thế mà ngày đó chúng tôi mới có thể học được. Chứ nếu gia đình phải nuôi như mình cho con đi học như bây giờ thì chắc ít ai đi học được (thời đó kinh tế chung còn nghèo quá).
Những năm tháng đó giờ đã trở thành những hồi ức, không hẵn là hồi ức đẹp, nhưng là những tình cảm cứ lưu luyến trong lòng.
Ừ, thì nhớ đủ thứ.
Sinh viên từ tứ xứ tụ họp về. Trước đó mỗi đứa một nơi. Từ Đà Nẵng, Phú Yên… đến tận miền Tây Nam Bộ. Chẳng biết, chẳng quen. Thế rồi họp lại thành lớp học. Ở chung, ăn chung, học chung, chơi chung … thế là thành bạn bè. Những kỷ niệm, không phải là lớn lao, sâu sắc gì. Vậy mà bây giờ, khi mái đầu đã hai màu tóc rồi, vẫn cứ nhớ, lắm lúc lại thấy thương.
Ừ thì thật vu vơ …Như là …
Bình ở Phú yên cứ bị gọi là Bình Bơ vì phát âm “ê” thành “ơ”. Cứ bị nhại khi đọc công thức vật lý “bơ vơ bằng e rờ tơ” (PV = RT). Vũ Công Tâm có biệt danh là Tâm Classic. Lúc đầu bọn con gái cứ tưởng Tâm giỏi chơi đàn (phục lắm), sau mới biết anh bị bệnh ngứa, tay cứ gãi suốt, không biết ai đã liên tưởng và đặt cho biệt danh như thế. Đào Đức Dũng, mỗi lần nhìn Dũng hát tôi và Cẩm cứ cười mãi, sao nét mặt anh lúc hát lại đầy vẻ khổ sở đến buồn cười….
Xuân Mai siêng nămg nhất trong bốn cô nữ của lớp lâm 4. Cứ tới mùa thi là học ngày học đêm. Nhớ nhất môn cây rừng. Mai đặt tên các loại cây có liên quan thành những câu thơ cho dễ nhớ và cứ lẩm nhẩm suốt ngày (hồi đó bọn tôi cứ chọc Mai tụng kinh). Giờ tôi còn nhớ mỗi một câu có mấy loại cây “ … sung, đa, si, chai, sui…”.
Hồi đó cứ thích đi thực tập. Những nơi đã đi qua. Nơi nào cũng có một chút gì để nhớ. Trạm trồng rừng Tân Phong có chị Chín thật tình cảm, dễ mến. Ở Trảng táo thì hay ra nhà của Dì bán bánh tét (dì ghiền cà phê, ra đó uống ké cà phê giảo, sau khi dì đã pha nước đầu thì bọn tôi chế nước sôi vào uống nước sau. Hồi đó cà phê là thứ xa xỉ, uống cà phê giảo vẫn ngon lắm so với nước phèn đun sôi). Đi Tân phú thì nhớ thầy Sơn dạy môn Trồng rừng. Thầy bảo phía con trai phải chặt cây lá làm riêng ngay cho bên nữ cái nhà tắm. Thật cảm động, đi những nơi khác, với các thầy cô khác, chưa ai quan tâm cho chúng tôi những điều như thế. Cũng ở đây cười mãi chuyện Xuân Mai và Xuân Ái đi lạc (anh chị tối rủ nhau tới nhà dân chơi, khi về bị lạc, thật ra đã về đến bên rồi nhưng trời tối không định hướng được; Mai la làng vang trời, tụi tôi trong nhà nghe ra dắt vào, được bữa cười…). Hồi đi Cà mau thì tổ tôi bắt được con Giang sen, phải tội nó già quá, thịt dai nhách, cứ cắn rứt mãi mới thanh toán được món thịt Giang sen. Cũng ở đây anh Diệm bị ong đánh, nghe kể cứ chổng mông mà khóc….
Rồi ra trường. Rồi tản mác mỗi đứa một phương trời. Vật lộn, bươn chải, lo toan cho cuộc sống riêng. Thật lâu, không gặp lại nhau. Hút cái gần hai mươi năm trời. Chợt một năm điện thoại rủ nhau họp lớp. Gặp lại. Khác mà không khác. Khác là đã già hơn xưa, nhưng không khác là không hề lạ nhau. Bạn bè vẫn như xưa. Cái bọn lứa tuổi bốn mươi ngồi với nhau mà cứ như cái thời hai mươi tuổi, cũng nói với nhau như xưa, cũng những câu chuyện như xưa. Và mấy ông con trai hát, hát mãi trong đêm đã về khuya. Tôi nghe mà thấy cảm động. Không phải vì bạn hát hay, mà vì tiếng hát có cái gì ấm áp tình bè bạn quá. Một tên phát biểu: bữa nay hát thoải mái; ở nhà lâu lâu nổi hứng hát bị vợ con cười quá trời, chẳng ai hưởng ứng như với tụi mầy…. (thì ra bạn bè cũng là một góc yên ủi bên ngoài gia đình).
………
Cứ nhắc nhớ mãi thì lan man không bao giờ dứt.
Bạn bè tôi ơi, một thời đã qua rồi, hãy cùng nhau nhắc lại cho vui những tháng ngày tóc đã pha màu
Nguyễn T. Trí
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)